Hôm nay ngồi lọ mọ trên mạng thì search ra được bài này . Anh Lê Quốc Việt – Cửu Chân quận nhân viết rất hay và rất đúng, nhất là đoạn so sánh giữa 2 thư pháp gia Lê Văn Uông và Lê Xuân Hòa rất thú vị. Cảm ơn anh nhiều!
Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê
Câu thơ trên của thi sĩ họ Chế trắc ẩn một tâm trạng ngậm ngùi tổn thương khó tả trước sự biến cải bể dâu và thân phận con người, kéo theo những bí quyết thu công làng nghề truyền thống thất truyền, báo động sự không giầu lên của di sản văn hoá vật chất và tinh thần. Những ông đồ, thầy lang, thiền sư ra đi đồng nghĩa với việc dối già một nền Hán học, chấm dứt một loại hình nghệ thuật thư pháp.
…
Xuất thân trong một gia đình quan lại và nghiên cứu Hán học nổi tiếng cả Bắc Trung Nam, thông gia với tác gia Nhữ Bá Sĩ, Lê Văn Uông là mẫu người Thanh Hoá cổ kiên định, phóng khoáng, không thích ồn ào, và sớm dung dưỡng tinh thần Nho học trong khi được đào tạo văn hoá Pháp cao đẳng sư phạm rất căn bản. Cùng với lớp các cụ Phan Võ, Lê Thước, cụ Lê Văn Uông là một người hiếm hoi nhuần nhuyễn những nét đẹp vàng son ngàn năm đã khuất cùng quá khứ. Tinh thông ngũ thể, hiểu biết sâu sắc tự pháp, có vốn văn học và sử học uyên thâm, bút pháp của cụ già dặn và cao cách, vừa nhẹ nhõm thanh tú của bậc văn nhân tài tử vừa trầm hùng của người có pháp độ cộng với cốt cách Nho phong của người xưa mà không phải người biết chữ Hán nào sống trong thế kỷ 20 cũng có được! Ngoài phiên dịch, chú giải xác đáng tác phẩm Lam Sơn thực lục (văn bản phát hiện trong nhà con cháu Lê Sát) cùng với nhà sử học Nguyễn Diên Niên, cụ đã để lại nhiều mặc tích làm niềm vinh hạnh đối với bất cứ ai có được chữ của cụ trước và sau khi cụ bị loà. Cụ có một triển lãm Thư hoạ với học trò – thư hoạ gia Phan Bảo tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hoá năm 1988.
…
Không hề thuộc hàng trí giả như cụ Lê Văn Uông, cùng là người Thanh Hoá nhưng tháo vát và sinh sống ở Thủ đô, cụ Lê Xuân Hoà trở nên nổi tiếng hàng đầu trong giới thư pháp hiện thời. Khoẻ khoắn về hai lối Hành, Khải nhưng không có pháp, lối cầm bút nghiêng tay của cụ khiến người am hiểu xem thấy rất trái mắt, cụ hưởng lộc văn tự khá muộn so với tuổi trời. Được sự hỗ trợ của Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội, cụ là người thứ 4 đứng sau Phan Cẩm Thượng, Lê Văn Uông, Phan Bảo trong việc công bố các tác phẩm trước công chúng, cụ liên lục mở triển lãm thư pháp cá nhân từ Bắc tới Nam và rất được trọng vọng trên báo chí. Cụ Lê Xuân Hoà luôn quảng bá chữ nghĩa trong giới quan chức, thị trường thư pháp miền Bắc nhờ cụ mà chuyển biến từ văn hoá xin cho sang mua bán ngã giá, cũng vì lẽ này mà thẩm mỹ xã hội được lái đi theo hướng thị hiếu quan chức và thị dân, khiến nội hàm văn hoá thư pháp trở nên không còn đúng nghĩa. Nhưng ở một nhãn quan khác: cụ là một tấm gương trong việc hành nghề thư pháp chuyên nghiệp cho dù ở tuổi 80 hay 90 mà những người trẻ khoẻ hơn bỏ qua không hướng đến và chưa thể có được.
…
Nhớ cụ Uông quá
Ảnh chụp với cụ ở triển lãm Họa sĩ Phan Bảo năm 1997.
Vitamin K writes:Vậy ra chị là cháu nội của cụ Lê Văn Uông ạ? Thảo nào em thấy chị cũng có cốt cách gì đó rất là tinh thông, uyên thâm. “Cửu chân quận nhân” nghĩa là gì hả chị?Hic, nhà em cũng có chữ của cụ Lê Xuân Hòa đấy.
Vitamin K writes:Vậy ra chị là cháu nội của cụ Lê Văn Uông ạ? Thảo nào em thấy chị cũng có cốt cách gì đó rất là tinh thông, uyên thâm. “Cửu chân quận nhân” nghĩa là gì hả chị?Hic, nhà em cũng có chữ của cụ Lê Xuân Hòa đấy.
Bốngbang writes:oó ố ố, chị HÀ mặc áo trắng phỏng? hay áo xám, mà áo nào thì cũng gầy nhom! hehe
Toet D writes:Nhìn cứ như là Cẩm chụp với cụ í! Khiếp, giống giống là.
TÂN NGUYỆT writes:Em thì nhớ cháu cụ Uông quá :((
Thieu_iot writes:Mình nghi là có đứa nó lobby Cửu Chưn Quận Nhưn để cháu cụ Uông chăm xì entry cho blog lắm á!